Thuốc lá 1970

Cây thuốc lá đầu tiên trên thế giới đươc trồng bởi đại sứ người Pháp tại Lisbon, Jean Nicot ở Bồ Đào Nha và sau đó lan rộng ra toàn Châu Âu. Đến nửa cuối thế kỉ thứ 16 thuốc lá đến Châu Á, và lúc này được tiếp nhận rất nồng hậu từ người dân nơi đây. Hôm nay, các bạn hãy cùng Cà phê 70 quay ngược thời gian để xem lại những loại thuốc lá thịnh hành trong thời gian lúc bấy giờ.  
 Salem một loại thuốc rất thinh hành thời xưa. Thanh niên Sài Gòn xưa rất thích loại thuốc này vì tiếng lóng của nó. Đọc xuôi và ngược đều có nghĩa
" Sao anh làm em mệt"
"Mà em làm anh sướng" .
 Quân tiếp vụ là một bộ phận thuộc Tâm lý chiến VNCH. Đây là một cơ quan cung cấp hàng hóa nhu yếu phẩm như thuốc lá, bia, rượu, sữa, đường… cho binh sĩ VNCH và gia đình với giá thấp hơn giá thị trường. Ngoài J.bastos bao trắng được quân đội SG đặt hàng, hãng thuốc lá Juan Bastos (có nhà máy đặt ở khánh Hội, Q 4) còn sản xuất j.bastos bao đỏ và bao xanh bán ra thị trường
Thời đó trong quân đội SG còn có thuốc lá có tên là Ruby Queen màu xanh để phân biệt với nhãn hiệu cùng loại bán cho dân sự có mầu hồng. Thuốc lá Ruby Queen do hãng Mic sản xuất, nay là nhà máy thuốc lá Sài Gòn nằm ở đường Trần Phú, Q5
 Ngoài các loại thuốc lá ngoại nhập như Pall Mall, Salem, Lucky Strike, Philip Morris, Camel, Winston, Marlboro… có rất nhiều nhãn hiệu thuốc được sản xuất tại Sài Gòn. E.Mélia “vàng” Mélia “vàng”, còn gọi là “Mélia Jaune”, là một trong những nhãn hiệu thuốc lâu đời nhất. Vào lúc mới tung ra sản phẩm, mỗi gói thuốc Mélia đều có một tấm hình chụp một cặp Tây Ðầm hôn nhau rất tình tứ, đó cũng là một cách tiếp thị! Chỉ có các ông Giáo sư và các thầy Thông, thầy Phán có tiền rủng rỉnh mới hút thứ thuốc “sang trọng” đó.
Nếu Mélia được coi là “sang trọng” thì Cotab được quảng cáo là “thuốc của giới ưu tú” (La cigarette de l’élite) còn Bastos “xanh” và Mic được coi là loại thuốc “đen”, nặng của giới lao động, thợ thuyền.
Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Adbox

@templatesyard

Đặt hàng tại đây: 028 62 969 968